Tại sao có N2, N1 tiếng Nhật nhưng không nói không viết được, giao tiếp rất yếu?

Mình NGHĨ những người đạt N2, N1 trong thời gian ngắn mà không giao tiếp được, không viết được là những bạn không biết cách học ngoại ngữ. Những người này đang dùng cách học của những môn toán lý hóa v.v… (hùng hục cắm mặt vào những sách ôn luyện N2, N1) áp dụng cho việc học ngoại ngữ. Hiện tại mình đã lấy được N2 trong vòng khoảng 1 năm học tiếng Nhật nhưng mình đang bị rơi vào tình trạng không nói và không viết được.

Chứng chỉ năng lực tiếng Nhật là thứ để chứng minh bạn có năng lực sử dụng tiếng Nhật, bạn có thể dùng được tiếng Nhật. Nhưng thực tế bạn lại không sử dụng được tiếng Nhật, bạn không giao tiếp được, bạn không viết được thì mình nghĩ cái bằng của bạn không có ý nghĩa gì cả. Nó chỉ có ý nghĩa là vâng, bạn đã rất cố gắng học từ vựng, ngữ pháp, luyện đề…, chúc mừng bạn, chấm hết! Với những người cực giỏi tiếng Nhật mà mình biết thì họ hầu như coi bằng N1, N2 không quá quan trọng.

Với lượng kiến thức lớn như của N1, N2 nếu các bạn có thể đỗ được trong một khoảng thời gian ngắn thì các bạn chắc chắn sẽ thọt một thứ gì đó, cụ thể ở đây là giao tiếp và viết.

Những người có N3 trở lên mà vẫn không nói được thì chứng tỏ các bạn đang coi khinh những ngữ pháp đơn giản, coi khinh việc chuyển thật nhanh các thể của động từ, không tập trung luyện nói cho quen mồm. Các bạn thường nói là phải luyện phản xạ, nhưng cái bước trước khi có phản xạ là gì, là luyện cho quen mồm.

Hơn nữa còn rất nhiều bạn thụ động trong việc học tiếng Nhật. Ở Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh hiện nay có rất nhiều nơi các bạn có thể tham gia giao lưu, tăng khả năng giao tiếp và bổ sung những kiến thức, thông tin về Nhật Bản. Các bạn luôn muốn giỏi giao tiếp nhưng lại không chịu luyện giao tiếp, không chịu học với gia sư tiếng nhật giao tiếp. Các bạn luôn đi tìm câu trả lời cho câu hỏi làm thế nào để giao tiếp tốt trong khi chính các bạn biết thừa câu trả lời. Mình đã rủ rất nhiều người đi giao lưu cùng người Nhật nhưng họ lại đáp lại mình là đi có nói được gì đâu mà đi. Chính vì không nói được nên mới phải đi. Và không thể đi đến giao lưu, nói chuyện với người ta với một cái đầu rỗng tuếch và một cái miệng cứng đơ được. PHẢI CHUẨN BỊ, PHẢI LUYỆN TẬP!

Đây là cách luyện tập của mình. Các bạn hãy tham khảo cách học của nhiều người, từ đó tự tìm hướng đi cho riêng mình nhé.

Trước khi gặp người Nhật, mình ngồi tưởng tượng và sau đó viết ra những câu mình sẽ hỏi người ta và những câu trả lời cho những câu mình có thể bị người ta hỏi, tất cả bằng tiếng Việt, sau đó mình chuyển qua tiếng Nhật. Cái bạn tưởng tưởng nó phải thật tự nhiên, và nó phải có thể ứng dụng thực sự. Khi đã nói thành thạo những mẫu câu đã chuẩn bị như vậy các bạn có thể nắm chắc ngữ pháp hơn, sau đó sẽ thay đổi từ vựng để tạo thành câu theo ý của mình. Ngoài ra mình còn xem những chương trình Tivi của Nhật trên youtube, tiếng Nhật ở những chương trình này rất tự nhiên, rất hữu ích cho việc sử dụng trong thực tế, cái này mình cũng ứng dụng khi đi dạy gia sư tiếng nhật tại nhà cho các em học sinh.

Suy cho cùng, ngôn ngữ cũng chỉ là công cụ để truyền đạt những gì mình muốn nói, ai truyền tải dễ hiểu, ngắn gọn, người đó giỏi, ai có thể truyền tải hoa mỹ (nếu đúng) thì càng giỏi nhưng ai không đi qua cơ bản mà muốn nhảy cóc lên truyền tải hoa mỹ thì chắc chắn sai.

Tháng 7 năm nay mình sẽ thi N1, nhưng mình sẽ không luyện để thi N1, mình sẽ dùng tiếng Nhật để học những kiến thức khác và dùng những kiến thức đó để thi N1. Có trượt thì mình nghĩ cũng không sao, vì mình tin con đường mình đang đi là đúng đắn

 
Scroll to top