Anh chị gia sư và mọi người cho em hỏi chút về kanji
khi một chữ hán nhật đi cùng với một chữ thuần nhật
ví dụ: chữ "màu" là thuần nhật
chữ "sắc" là hán nhật
ta được chữ "màu sắc"
có nghĩa là: 色 (いろ)(kun'yomi)
vậy chữ "thủy sắc" (màu nước) ta sẽ có từ 水色 (みずいろ)(kun'yomi)
mà thông thường khi 2 chữ kanji đi với nhau ta sẽ phải đọc theo âm "on"
vậy chữ thủy sắc phải là suishiki chứ?
có phải đây là trường hợp đặc biệt khi 1 âm hán nhật đi cùng với 1 âm thuần nhật (màu sắc) thì ta đọc kun hết?
tiếp theo ví dụ về chữ "hoa" trong "bông hoa" ta lại dùng "hana" (kun) rất nhiều trường hợp chứ ko dùng "ka" (on)
có phải vì "hoa" bên chữ hán ko có âm nào tương tự?
vậy có phải vì thế khi nói "pháo hoa" là "hanabi" (kun'yomi) chứ ko phải là "kaka" (on'yomi) từ "hoa" với từ "lửa" đều là (ka) (on'yomi)
em mới học có thắc mắc nhỏ mong mọi người đừng chê cười và giải đáp giúp em nhé.
Câu trả lời của một số bạn đã và đang học tiếng Nhật được ad blog gia sư tiếng Nhật tại nhà Hà Nội đánh giá là khá hay các bạn đang thắc mắc nên tham khảo.
Mình nghĩ là bạn đừng đặt nặng quá vấn đề về phân biệt on và kun vì thực sự hán tự có thật là như thế đâu. Hanabi hay những từ như vậy ng Nhật nhìn vào sẽ đọc đc và hiểu nghĩ vì hán tự để biểu thị cho từ vựng và phân biệt còn từ hanabi mới là thực sự là tiếng nhật có nghĩa là pháo hoa. Ví dụ như trong tiếng việt đi, khi bạn nhìn lên trời thấy pháo hoa: bạn sẽ nói "pháo hoa kìa" chứ chẳng ai nói là "hoa hỏa" kìa cả. Như vậy để thấy mối liên hệ của ngôn ngữ, Đơn giản là tự nhiên nó là như thế. Tương tự thay cho hình ảnh pháo hoa bằng chữ 花火 .
Học từ vựng đi :3 nhớ làm gì cho mệt, vì nó đâu có áp dụng cho mọi trường hợp đâu, còn có mấy cái ngoại lệ nữa:v mỗi từ thì 1 đống âm. Dành thời gian cho việc khác là đc rồi. Không phải là cứ ghép thì dùg âm on đâu b. Vì nhìu chữ nó ghép kun on lẫn lộn à.
Hỏi về kanji khi một chữ hán nhật đi cùng với một chữ thuần nhật
19:12