Giới thiệu nguồn gốc tiếng Nhật và trả lời câu hỏi tiếng Nhật có khó không

Trước tiên bạn đọc và các bạn học viên hãy cùng gia sư tiếng Nhật Hà Nội tham khảo bài viết về nguồn gốc tiếng Nhật.

Ngôn ngữ gần với tiếng Nhật nhất là tiếng Triều Tiên. Hai thứ tiếng này giống nhau gần như hoàn toàn về cách sắp xếp chủ ngữ (shugo) - bổ ngữ (mokutekigo) - vị ngữ (jutsugo). Tuy nhiên không có bằng chứng xác đáng nào chứng minh được rằng hai thứ tiếng này có chung một nguồn gốc. Có rất nhiều giả thiết về nguồn gốc của tiếng Nhật: Từ nhóm ngôn ngữ Ural-Altaic, từ nhóm ngôn ngữ Malayo-Polynesian ở phía nam, từ nhóm ngôn ngữ Ấn Độ-Tây Tạng, từ nhóm ngôn ngữ Tamil... Tuy nhiên, nếu xét riêng về mặt ngôn ngữ thì tiếng Nhật sử dụng rất nhiều từ Hán do có sự giao lưu văn hoá giữa hai nước Nhật và Trung Hoa. Hơn thế nữa chữ mềm (Hiragana - bình giả danh) và chữ cứng (Katakana - phiến giả danh) lại được tạo ra dựa trên chữ Hán. Tiếng Nhật hiện nay được tạo ra nhờ chữ Hán và chữ Kana (giả danh).


Đặc trưng của tiếng Nhật là gì?

Trước hết phải nói đến đặc điểm phát âm. Trừ N (ん) ra, một âm được biểu hiện chỉ bằng nguyên âm hay cặp phụ âm cộng nguyên âm.
Ví dụ:
Từ tokei (Đồng hồ) được tạo bởi một cặp to, cặp ke và nguyên âm i -> to-ke-i
Từ watakushi (Tôi) được tạo bởi cằp wa, cặp ta, cặp ku và cặp shi -> wa-ta-ku-shi
Trọng âm thì không phân biệt mạnh-yếu như tiếng Anh mà phân biệt cao-thấp. Ví dụ khi đọc YOKOHAMA thì YO đọc với giọng cao còn KOHAMA đọc với giọng thấp hơn. Tuy nhiên không phải trọng âm là giống nhau trong cả nước mà khác nhau từ đông Nhật Bản sang tây Nhật Bản, từ vùng này qua vùng khác. Từ vựng của tiếng Nhật gồm có từ thuần Nhật, từ Hán Nhật và từ mượn từ tiếng nước ngoài viết bằng Katakana (phiến giả danh, chữ cứng).

Cấu tạo của một câu văn là như sau:
1) Chủ ngữ + bổ ngữ + động từ.
Ví dụ: Kare wa daigakusei desu = Cậu ấy sinh viên là
2) Chủ ngữ + đối tượng + động từ
Ví dụ: Watashi ha gohan wo tabeta = Tôi cơm ăn

Chỉ cần chú ý rằng động từ luôn đứng cuối câu và từ bổ nghĩa luôn đứng trước từ được bổ nghĩa thì có thể thay đổi vị trí các từ trong câu khá tự do. Nếu so sánh với tiếng Anh thì tiếng Nhật rất phát triển thể kính ngữ giống như trong tiếng Hàn Quốc. Trong đàm thoại thì từ nam giới và từ nữ giới cũng được phân biệt rõ ràng.

Chữ mềm và chữ cứng được tạo ra như thế nào?

Chữ Kana được tạo ra bằng cách đơn giản hoá chữHán sau khi đã loại bỏ nghĩa của chữ Hán đó, chỉ giữ lại âm. Tác phẩm Vạn diệp tập (Man'yoshu) được biên soạn vào khoảng giữa thế kỷ thứ 8 bao gồm khoảng 4500 câu ca, toàn bộ được viết bằng chữ Hán (Kanji) theo kiểu ateji (Hoạt tự - chỉ dùng âm, không quan tâm đến nghĩa của chữ đó để biểu thị một từ). Sau đó Kana được hoàn thiện dần dần và vào cuối thế kỷ thứ 9, bộ chữ mềm Hiragana được hoàn thành. Chữ cứng Katakana là bản đơn giản hoá hơn nữa của Hiragana. Katakana cũng được tạo ra cùng thời với Hiragana. Ngay từ đầu thế kỷ thứ 9 đã có nhiều văn tự viết bằng Katakana.

Phải học bao nhiêu chữ Hán thì đủ?

Phần lớn trong số tổng cộng khoảng 50 nghìn chữ Hán đã được đưa vào tiếng Nhật. Bên cạnh đó còn có những chữ Hán do người Nhật tạo ra. Ví dụ chữ touge 峠 được ghép bởi 3 chữ: sơn, thượng, hạ có nghĩa là đèo. Tuy nhiên trong cuộc sống hàng ngày không cần thiết phải nhớ nhiều chữ Hán đến như thế. Hiện nay mỗi người nên nhớ khoảng 1945 chữ trong bảng thường dùng Hán tự. Bảng này do bộ giáo dục Nhật Bản qui định và đã được Việt hoá bởi tác giả Đỗ Thông Minh. Phần lớn người Việt Nam ở Nhật dùng bảng này như là một công cụ không thể thiếu khi học tiếng Nhật.

Chữ mềm và chữ cứng được dùng như thế nào?

Trong tiếng Nhật tồn tại đồng thời 3 loại ký tự: Chữ Hán (Kanji), chữ mềm (Hiragana) và chữ cứng (Katakana). Chữ Hán là chữ tượng hình du nhập vào từ Trung Quốc, chữ mềm và chữ cứng là bản đơn giản hoá của chữ Hán để biểu thị âm. Hầu hết danh từ được viết bằng chữ Hán (Từ Hán-Nhật), động từ và tính từ thì được viết hỗn hợp giữa chữ Hán và chữ mềm. Trợ từ và trợ động từ được viết bằng chữ mềm, từ ngoại lai (Anh, Đức, Pháp, Bồ Đào Nha, Hà Lan ...) được viết bằng chữ cứng. Do tiếng Nhật có nhiều từ đồng âm khác nghĩa nên viết bằng chữ Hán (nhìn chữ đoán được ý) sẽ dễ hiểu hơn.

Nguồn gốc tiếng Nhật là vậy và nhiều bạn thắc mắc với gia sư tiếng Nhật không biết học tiếng Nhật có khó không. Để trả lời câu hỏi đó chúng tôi xin chia sẻ bài viết dưới đây.


“Học tiếng Nhật khó không”, rất nhiều học viên khi bắt đầu học tiếng Nhật đều đặt câu hỏi như vậy. Để giải đáp thắc mắc của nhiều người về vấn đề này, bài viết dưới đây sẽ giới thiệu đến các bạn một số phương pháp học tiếng Nhậthiệu quả. Học tiếng Nhật trước tiên phải có giáo trình, sách dạy về tiếng Nhật hiện nay trên thị trường nhiều vô kể. Khi mới bắt đầu học, mọi người đều giới thiệu cho bạn rất nhiều loại sách, khiến người học không biết phải lựa chọn từ đâu là hợp lý.

Dưới đây, mình xin chia sẻ một số phương pháp hiệu quả trong thời gian học tiếng Nhật.

Đầu tiên, học gì cũng cần có cơ sở tốt, học tiếng Nhật cơ bản nhất chính là bảng chữ cái Hiragana và Katakana. Nội dung không phải là nhiều, các âm trong, âm đục, chỉ có khoảng hơn 100 âm. Chỉ cần học thuộc là được, phát âm chuẩn hay không không quan trọng, đại khái biết được đó là âm gì, đọc như thế nào là được. Những âm này chủ yếu là Hiragana và katakana, một số anh chị đã từng học chia sẻ rằng thực ra không cần thiết phải học thuộc làu làu, bởi mọi người cảm thấy cần nhìn và học thuộc dần dần, nhưng không bao lâu lại quên hết, vì thế không nhất thiết phải lãng phí thời gian như vậy.

Tất nhiên, nói rằng việc phát âm có chuẩn hay không không quan trọng sẽ khiến nhiều người không đồng tình. Nhưng thực ra, khi mới bắt đầu học sẽ rất khó để nắm bắt được cách phát âm chuẩn nhất, về cơ bản chỉ cần học thuộc theo cách đơn giản nhất là được. Cho dù bạn có đọc âm “tsu” trong tiếng Nhật thành âm “zu”, đọc âm “su” trong tiềng Nhật thành âm “su” trong tiếng Việt, hay âm “ra” trong tiếng Nhật giống âm “ra” trong tiếng Việt cũng không sao, chỉ cần học thêm vài bài khóa là cách phát âm sẽ dần được định hình trở lại.

Đừng ngại phiền phức, nhất định phải học thuộc hết bảng chữ cái, như vậy mới thuận tiện cho việc học “tiêu mục mới” sau này. Mình xin giới thiệu với các bạn một chút về phương pháp học tiếng Nhật của mình, trình tự như sau: trước tiên ghi chép bằng máy tính, về cơ bản chính là vừa xem sách vừa đánh chữ, viết lại nội dung trong sách theo ý hiểu của mình và lưu lại bằng bản mềm trên máy tính. Các câu ví dụ cũng cần phải ghi lại, về điều này, khuyên các bạn không cần viết bằng bút, vì khi mới học, viết bằng bút rất dễ viết sai, nếu như đánh chữ trên máy tính thì sẽ hiệu quả hơn. Đương nhiên, mình cũng không khuyến khích mọi người sử dụng công cụ đánh chữ có chức năng tự động nhập chữ, bởi luyện tập như vậy sẽ không còn ý nghĩa gì nữa.

Điều cần chú ý ở đây là, thực ra không nên chỉ tìm cách đánh chữ vào trong máy, mà sau khi đã ghi chép lại nội dung một cách dễ dàng thông qua thao tác của công cụ nhập chữ, mình bắt đầu vừa đọc và vừa viết ra phiên âm của từng từ đơn để dần làm quen với từ mới.

Sau khi đã ghi chép thành thạo, căn cứ vào nội dung mình ghi chép được để xem giáo trình “tiêu mục mới” bằng bản video, vừa xem, vừa gạch trong sách đồng thời sửa lỗi trong phần ghi chép của mình. Các câu ví dụ hoặc từ đơn nên cố gắng đọc theo video, như vậy tiện cho luyện phát âm. Sau khi xem xong, căn cứ vào phần đã gạch trong sách để chỉnh sửa lại nội dung mình đã ghi chép, việc này giống như luyện tập sau khi đọc sách. Luyện tập ở đây chính là dùng bút ghi lại để quen thuộc hơn với bài khóa, ngữ pháp và các từ đơn được sử dụng trong bài. Vừa học viết, nhân tiện là luyện chữ, mặc dù viết không đẹp nhưng ít nhất các chữ phồn thể, hai loại chữ cứng mềm đều có thể viết được. Luyện nghe theo chủ đề trong sách, lúc thuận lợi nên nghe bản CD trong máy, lúc khác có thể phát bản mp3. Những nội dung này rất dễ tìm kiếm được trên mạng internet. Sau khi đã học qua được vòng một, ta lại tiếp tục xem sách, xem lại video, nghe CD, rồi lại tiếp tục bổ sung cho những ghi chép của mình. Mỗi lần học xong một bài đều luyện lại một lần nữa bài khóa đó. Sau khi tất cả đã hoàn thành, có thể in bản ghi chép của mình ra giấy ! Như vậy có thể đem theo người bất cứ lúc nào, tiện lợi cho việc luyện tập mọi lúc mọi nơi, chẳng hạn như lúc đi xe bus công cộng… Như thế, người luyện nghe mp3 nhiều lần có thể đọc được mấy chục lần một bài viết trong vòng 1 giờ, đến khi xuống xe có khi đã gần như học thuộc được bài khóa.

Việc học từ đơn thì đơn giản hơn rất nhiều, về cơ bản mình không học thuộc. Khuyết điểm của việc này chính là không biết đánh ra từ đơn, nhưng nếu đọc nhiều bài khóa thì về cơ bản có thể biết được nhiều từ mới. Nên dùng các từ đơn để đặt thành câu, tiện cho việc học thuộc hơn, đọc các câu đơn bao giờ cũng hiệu quả hơn rất nhiều so với học thuộc các từ đơn.

Đương nhiên, bạn cũng nên đọc tham khảo những tài liệu giáo trình khác, nhiều bạn bè giới thiệu cuốn “tiếng Nhật mới biên soạn”, giá thành rẻ lại khá tốt. Cuốn sách khi xem có phần hơi trúc trắc, lại được viết theo bản dọc, nhưng ngữ pháp bên trong được diễn giải rất chi tiết. Đây là cuốn sách tham khảo khá thích hợp với mình, mình cũng đã từng thử thay đổi phương pháp học tiếng Nhật sau khi đọc cuốn sách này, đó là xem video trước, sau đó mới ghi chép. Tuy nhiên phát hiện phương pháp này hiệu quả không cao. Nếu như hiểu được đại khái nội dung bài khóa trước, đặt ra các câu hỏi, sau đó mới xem giáo trình bằng video, như vậy hiệu quả sẽ cao hơn.

Trên đây chỉ là một số phương pháp học tiếng Nhật của cá nhân mình, bản thân mình thấy hiệu quả mà nó mang lại khá cao. Hi vọng các bạn có thể tham khảo .

Chúc các bạn học tiếng Nhật thành công .

 
Scroll to top